Tin tức - Sự kiện

Tự hào sản phẩm cơ khí Việt

17/12/2018

(NB-CL) Công ty cổ phần thang máy Thiên Nam là công ty thang máy nội địa ra đời đầu tiên và lâu đời nhất tại Việt Nam. Hơn 20 năm qua, thương hiệu TNE đã có mặt trên khắp mọi miền đất nước, được nhiều khách hàng lựa chọn.

20 năm xây dựng niềm tin

Cùng với tốc độ đô thị hóa nhanh chóng trên khắp mọi miền đất nước, các tòa nhà cao tầng theo đó mọc lên. Vì thế, nhu cầu thang máy cho các tòa nhà ngày một gia tăng. Bắt kịp xu thế phát triển của đất nước, năm 1994 Công ty cổ phần thang máy Thiên Nam ra đời chuyên sản xuất và cung cấp dịch vụ thang máy.

Hơn 20 năm qua, Công ty đã cung cấp ra thị trường hơn 6.000 thang máy các loại, có tải trọng từ 200 kg đến 6.000 kg. Đồng thời, công ty đang bảo trì khoảng 6.000 thang máy trên toàn quốc. Đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng lớn mạnh của ngành xây xây dựng, công ty đã xây dựng được đội ngũ hơn 900 kỹ sư, công nhân kỹ thuật làm việc tại tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước. Với tinh thần tự tôn dân tộc, những năm qua Thiên Nam đã chủ động thiết kế, sản xuất các linh kiện thang máy. Các sản phẩm mang thương hiệu TNE của công ty có tỷ lệ nội địa hóa khá cao. Với bề dày kinh nghiệm, đội ngũ hùng hậu cùng uy tín sản phẩm đã được thị trường chấp nhận, thương hiệu TNE đã được Bộ Công thương đưa vào danh sách thiết bị trong nước tự sản xuất được để thay thế hàng nhập khẩu. Những sản phẩm này bao gồm các thang máy chở khách tải trọng 1.600 kg, cao đến 6 tầng. Tự tin với chất lượng sản phẩm do công ty sản xuất, hiện nay, Thiên Nam đang nộp hồ sơ đề nghị đánh giá cho phép tăng thêm cao độ.


Ông Trần Thọ Huy tại Buổi lễ Khánh thành Nhà Máy, hợp tác với một đối tác Nhật Bản

Năm 2015, Thiên Nam đặt ra mục tiêu sẽ nhận đơn hàng 600 thang máy từ thị trường nội địa. Ngoài ra, nhận gia công ủy thác (OEM) khoảng trên 50 chiếc thang tải hàng và 100 tủ điện điều khiển thang máy. Công ty cũng phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu 3 triệu USD sang thị trường Nhật Bản. Thiên Nam cũng đang là đối tác với khách hàng tại thị trường Thái Lan. Với sản lượng này, có thể nói rằng, Thiên Nam hiện nay đang là công ty sản xuất thang máy nội địa lớn nhất ASEAN.

Chia sẻ về vấn đề này, ông Trần Thọ Huy, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần thang máy Thiên Nam cho biết: “Chiếm hơn 25% thị phần trong nước với hơn 6.000 thang máy cung cấp ra thị trường, công ty đã khẳng định được tính an toàn, ổn định của sản phẩm cũng như chất lượng dịch vụ sau bán hàng, xây dựng được thương hiệu và niềm tin đối với khách hàng”.

Sân chơi chưa bình đẳng

Thang máy là thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về tính an toàn. Đây chính là lý do khiến các nhà tư vấn, chủ đầu tư luôn lựa chọn thang máy nhập khẩu. Ngoài ra, cơ chế xin – cho cũng đang tạo ra tâm lý sính ngoại tại các dự án đầu tư công. Hiện nay, thang máy sử dụng tại nhiều dự án công được nhập khẩu chủ yếu từ các nước Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản và một số nước Châu Âu. Tuy nhiên, khi đáp ứng được các yêu cầu về an toàn, thang máy nội địa lại có những ưu điểm vượt trội.

Theo phân tích của một chuyên gia trong ngành thang máy, với chất lượng đảm bảo, hoạt động ổn định và độ an toàn cao, nếu các dự án đầu tư công sử dụng thang máy nội địa sẽ có nhiều cái lợi. Ngoài việc hỗ trợ cho người lao động có việc làm còn tiết kiệm khoản chi phí không nhỏ trong đầu tư và chi phí bảo trì. Theo tính toán thực tế, chi phí nhập khẩu thang máy từ Trung Quốc hoặc Thái Lan cao hơn thang nội địa khoảng 30 – 35%. Nếu nhập khẩu từ các nước Châu Âu hay Nhật Bản, giá có thể cao hơn trên 50%. Thông thường, các khoản chi phí sau bán hàng ít được các chủ đầu tư tính đến. Vì vậy, trên thực tế đã xảy ra rất nhiều tình trạng, các thang máy phải ngừng hoạt động thời gian dài do không có kinh phí và phải chờ đợi nhập khẩu linh kiện thay thế từ nước ngoài về. Điều đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của tòa nhà. Đặc biệt, với các thang máy dùng trong bệnh viện, hậu quả thật khó lường.

Mặc dù có nhiều lợi thế như vậy song hiện nay các công ty sản xuất thang máy nội địa đang chịu sự cạnh tranh không công bằng với thang máy nhập khẩu tại các dự án công. Theo ông Trần Thọ Huy, các thương hiệu thang máy nội địa bị ép ngay từ khâu ra đề trong đấu thầu. Chỉ tính riêng từ đầu năm đến nay, trừ một số ít các dự án chấp nhận thang máy nội địa, còn lại hầu hết đều yêu cầu thang máy nhập khẩu từ các nước G7, ASEAN hoặc có thương hiệu G7… Ông Huy nhấn mạnh, việc quy định như trên là vi phạm Luật đấu thầu bởi Luật quy định không được nêu xuất xứ hàng hóa. Tuy nhiên, những vi phạm trên không hề được xử lý trong nhiều năm qua. Thậm chí, hiện tượng đó lại là số đông. Ông dẫn chứng: Mặc dù là nhà sản xuất thang máy nội địa hàng đầu cả nước nhưng hơn 90% khách hàng của Thiên Nam là nhà đầu tư tư nhân, đầu tư từ căn hộ gia đình đến các chung cư cao 18 -30 tầng. Trong khi đó, tại các dự án, công trình có vốn ngân sách Nhà nước, các thang máy nội địa rất khó chen chân bởi hầu hết đều yêu cầu thang máy nhập khẩu.

Cho dù tại các dự án công yêu cầu thang máy nhập khẩu có xuất xứ như nêu trên, nhưng thực tế diễn biến thang máy đã có trên thị trường lại khác. Như tại một số nước G7 có một số công ty sản xuất thang máy song do giá rất đắt nên hầu hết các sản phẩm sử dụng trên thị trường gắn mác G7, còn sản xuất lại ở các nước khác như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia… Điều này nhiều khi khiến chủ đầu tư hiểu nhập nhằng về xuất xứ và phải bỏ số tiền đầu tư lớn mà chất lượng không tương xứng.

Để có một sân chơi công bằng cho thị trường thang máy, ngoài sự cố gắng nỗ lực về mọi mặt của doanh nghiệp còn cần cơ chế chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Hãy để doanh nghiệp cạnh tranh với nhau bằng chất lượng, giá cả của sản phẩm và dịch vụ.

Các tin khác

Khuyến cáo đặc biệt khi đi thang cuốn

Khuyến cáo đặc biệt khi đi thang cuốn

Đi bộ trên thang cuốn tiềm ẩn nhiều nguy cơ dễ xảy ra tai nạn, cùng tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này theo ý kiến chuyên gia đến từ Nhật Bản

Xem thêm
Chính thức công bố Tiêu chuẩn cơ sở đầu tiên của ngành thang máy

Chính thức công bố Tiêu chuẩn cơ sở đầu tiên của ngành thang máy

Sáng 27/3 tại Hà Nội, Hiệp hội Thang máy Việt Nam chính thức công bố Tiêu chuẩn cơ sở đầu tiên của ngành thang máy. Đây là tiêu chuẩn cơ sở về yêu cầu an toàn chung trong quản lý, sử dụng, bảo trì và sửa chữa thang máy.

Xem thêm
Doanh nghiệp thang máy Việt loay hoay tìm hướng đi

Doanh nghiệp thang máy Việt loay hoay tìm hướng đi

Có thể nói rằng thang máy là ngành trì trệ nhất trong tất cả các lĩnh vực của thời đại 4.0 hiện nay. Công nghệ, mô hình quản lý, chiến lược kinh doanh,… của các doanh nghiệp cơ bản là giống nhau và cũng không khác mấy so với 20 năm trước.

Xem thêm
Không được sử dụng thang máy khi xảy ra hỏa hoạn

Không được sử dụng thang máy khi xảy ra hỏa hoạn

Trong tình huống hỏa hoạn, đặc biệt là khi xảy ra ở các tầng trên cao của tòa nhà, tự nhiên hầu hết mọi người sẽ lựa chọn sử dụng thang máy để di chuyển. Tuy nhiên, việc sử dụng thang máy để rời khỏi tòa nhà trong tình huống này là một quyết định rất nguy hiểm có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho những người bị ảnh hưởng bởi vụ cháy.

Xem thêm
Các tiêu chí phân loại thang máy

Các tiêu chí phân loại thang máy

Thang máy hiện nay được sản xuất với nhiều kiểu dáng, loại hình khác nhau, đáp ứng nhu cầu sử dụng đa dạng của từng công trình. Dựa trên tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia về thang máy, có thể phân loại thang máy theo các nguyên tắc và tiêu chí như công năng sử dụng, nguồn gốc xuất xứ,…

Xem thêm
Quy trình cứu hộ thang máy

Quy trình cứu hộ thang máy

Hiểu biết về quy trình cứu hộ thang máy giúp cả người sử dụng và lực lượng trực kỹ thuật tại chỗ, lực lượng cứu hộ chuyên nghiệp nắm rõ được quy trình, cách phản ứng với tình huống và đảm bảo an toàn nhất cho sức khỏe con người và tài sản.

Xem thêm
Nơi an toàn nhất khi thang máy gặp sự cố

Nơi an toàn nhất khi thang máy gặp sự cố

TCTM – Theo lý thuyết nếu thang máy gặp sự cố thì nơi an toàn nhất là bên trong cabin thang máy. Điều này đúng ngay cả khi thang máy không gặp sự cố.

Xem thêm
Quyền được biết của người đi thang máy

Quyền được biết của người đi thang máy

TCTM – Nhằm đảm bảo quyền được biết của người tiêu dùng trước khi quyết định sử dụng thang máy, nhiều quốc gia trên thế giới đã có quy định dán mã QR Code định danh thang máy nhằm cung cấp thông tin liên quan tới lý lịch thang máy, giấy phép kiểm định, thông tin sửa chữa, bảo trì,… của thang máy.

Xem thêm
Dấu ấn thang máy ngoại tại các công trình Việt

Dấu ấn thang máy ngoại tại các công trình Việt

Lời tòa soạn:
Lịch sử chiếc thang máy đầu tiên gắn với dinh thự Phủ Toàn quyền Đông Dương (nay là Phủ Chủ tịch) khánh thành vào năm 1906 nhưng phải đến sau 1994, khi Việt Nam và Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ thì ngành nghề này mới có điều kiện phát triển.

Xem thêm

CÔNG TY CP THANG MÁY THIÊN NAM

1/8C Hoàng Việt, Phường 4 , Quận Tân Bình, Hồ Chí Minh

Tel: (84.028) 5449 0210 - Fax: (84.028) 5449 0208 - Email: info@tne.vn

Hotline tư vấn lắp đặt: 1900 6961 (từ 6h - 22h)

Hotline bảo trì sữa chữa: 1900 2034 (phục vụ 24/24)

Giấy phép ĐKKD: 0300908346 do Sở KHĐT TP.HCM cấp ngày 09/06/200. 

                  

Đăng ký nhận báo giá

1900 69 61

https://zalo.me/0903814354