Quy trình cứu hộ thang máy đối với hành khách sử dụng thang máy
Tai nạn thang máy là vô cùng hy hữu với tỉ lệ chỉ ở mức 0.00000015%. Điều đó có nghĩa là khoảng 6,7 triệu lượt thang máy di chuyển thì mới có một lượt xảy ra tai nạn. Phần lớn các tai nạn thang máy nghiêm trọng xảy ra với những người làm việc với thang máy như lắp đặt, bảo trì, sửa chữa.
Tuy nhiên, tai nạn thang máy vẫn có thể xảy ra với người sử dụng, đặc biệt với thang máy không được bảo trì – bảo dưỡng định kỳ hoặc liên quan đến nguyên nhân về nguồn điện.
Theo đó, 5 điều nên và không nên làm khi bị kẹt thang máy mà người sử dụng thang máy cần lưu ý bao gồm:
Thang máy dừng là phản ứng được thiết kế đối với bất kỳ trục trặc nào xuất hiện. Theo thống kê, tự cứu hộ là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong và thương tích khi sử dụng thang máy.
Khi tự cứu hộ, người dùng thang máy thường cố cạy mở cửa cabin, cửa tầng hoặc cửa thoát hiểm trên nóc cabin nhằm thoát ra khỏi cabin. Tuy nhiên, bạn không bao giờ biết được thang máy sẽ tiếp tục hoạt động khi nào và khi điều đó xảy ra, thang máy trở thành chiếc máy chém.
Đó là chưa kể tới nguy cơ rơi xuống giếng thang máy hoặc cabin di chuyển đột ngột khiến người trên nóc cabin bị va đập, rơi ngã,…
Đây là lý do các thiết bị hạn chế việc cạy cửa cabin, cửa tầng, cửa thoát hiểm trên nóc cabin là quy định bắt buộc trong thiết kế thang máy.
Quy trình cứu hộ thang máy đối với lực lượng cứu hộ
Lực lượng cứu hộ (bao gồm cả nhân viên kỹ thuật trực sự cố tại chỗ và lực lượng chức năng như kỹ thuật viên thang máy, công an phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ cứu nạn) sau khi tiếp nhận thông báo sự cố từ hành khách hoặc phát hiện ra sự cố thang máy cần tiếp cận người trong cabin thang máy ngay lập tức.
Trước tiên cần trấn an để người gặp nạn giữ bình tĩnh và chờ cứu hộ, tiếp đó là hỏi các thông tin về số thang, số tầng, số người trong thang máy, tình trạng sức khỏe,… Cần giữ liên lạc liên tục qua hệ thống liên lạc nội bộ Intercom với người trong thang nhằm trấn an tinh thần và cập nhận trạng thái của người gặp nạn. Từ đó có phương án cứu hộ phù hợp như gọi lực lượng cứu hộ cứu nạn, yêu cầu hỗ trợ y tế,…
Tiếp đó, quy trình cứu hộ thang máy được thực hiện với các bước khác nhau tùy thuộc thực tế đối với vị trí cabin thang so với khoảng bằng tầng. Các trường hợp phổ biến gồm:
1. Cabin thang máy ở khoảng bằng tầng, cao hoặc thấp hơn mặt sàn 0,2m
Đây là tình huống được xác định là có mức độ an toàn cao trong quá trình cứu hộ thang máy. Khoảng chênh lệch của cabin so với vị trí bằng tầng cao hoặc thấp hơn mặt sàn 0,2m nằm trong quy chuẩn kỹ thuật cho phép để tiến hành mở cửa thang máy.
Lúc này, nhân viên cứu hộ sử dụng chìa khóa để mở cửa tầng (đồng thời mở cửa cabin) và hỗ trợ đưa nạn nhân ra ngoài.
Với các vị trí bằng tầng và sàn cabin cách điểm bằng tầng dưới 0.2m thì có thể mở cửa thang máy để đưa người bị kẹt ra ngoài
Nhằm bảo vệ khởi rủi ro rơi ngã, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thang máy đã quy định vùng mở khóa không được vượt quá 0,2m ở phía trên và phía dưới mặt sàn của tầng. Tuy nhiên, trong trường hợp cửa tầng và cửa cabin dẫn động bằng cơ khí vận hành cùng lúc với nhau thì giới hạn vùng mở khóa có thể đến tối đa 0,35m trên và dưới mặt sàn của tầng.
Xác định vị trí của cabin bằng cách kiểm tra vị trí vạch cáp tải so với vạch đánh dấu hoặc kiểm tra đèn thông báo bằng tầng trong tủ điều khiển thang máy nếu là thang máy không phòng máy. Nếu cabin thang máy đang ở vị trí bằng tầng thì có thể tiến hành mở cửa.
Nếu đèn LZP sáng, có thể tiến hành mở cửa tầng, đưa người bị kẹt ra ngoài
2. Cabin thang máy ở vị trí giữa tầng
Đối với trường hợp này, với thang máy có phòng máy thì lực lượng cứu hộ cần có tối thiểu 2 người, chia ra 2 nhóm hành động phối hợp chặt chẽ để thực hiện cứu hộ theo quy trình:
– Thống nhất phương án cứu hộ giữa 2 nhóm.
– Nhóm 1 thực hiện lắp tay quay và tay đòn để di chuyển cabin thang máy. Sau khi lắp xong sẽ thông báo cho nhóm 2 để thực hiện nhả phanh và quay puly.
– Nhóm 2 thực hiện nhả phanh và quay puly để di chuyển cabin. Các nhân viên an ninh hỗ trợ và quan sát. Khi vạch sơn trên cáp tải đã trùng với dấu sơn đánh dấu trên bệ máy, lúc này cabin đã về vị trí bằng tầng thì ra tín hiệu để nhóm 2 dừng lại.
– Nhóm 2 xác nhận thông tin và tiến hành mở cửa cứu hộ hành khách ra ngoài.
Khi cabin thang máy ở vị trí giữa 2 tầng hoặc khoảng cách từ sàn cabin đến điểm bằng tầng lớn hơn 0,2m thì không được phép mở cửa tầng mà phải di chuyển cabin bằng tay theo đúng quy trình
Đối với thang máy không phòng máy, sau khi nhận định vị trí cabin không nằm trong khoảng bằng tầng, tức cụm đèn thông báo bằng tầng tắt hoặc xác định vị trí vạch sơn chưa nằm trong khoảng bằng tầng, thì tiến hành di chuyển cabin bằng tay theo các bước sau:
Nếu không có đèn thông báo bằng tầng thì xác định vị trí cabin qua vạch sơn trên dây cáp tải
Sau khi cabin về vị trí bằng tầng, tiếp tục tiến hành công tác cứu hộ như trường hợp 1.
3. Cabin thang máy bị kẹt không di chuyển
Đối với trường hợp này thì việc thực hiện cứu hộ được thực hiện theo quy trình sau:
– Nhóm 1 thực hiện tháo tay đòn, tay quay ra khỏi động cơ của thang máy.
– Nhóm 2 thực hiện dỡ toàn bộ tải trên nóc cabin xuống.
– Hai nhóm sau khi hoàn thành các công việc thì thông báo với nhau qua bộ đàm để nắm thông tin.
– Nhóm 2 thông báo với khách hàng không được di chuyển và yêu cầu khách hàng bình tĩnh đợi cứu hộ. Sau đó thực hiện mở cửa cabin gần nhất và di chuyển vào mở cửa thoát hiểm trên nóc cabin. Sau khi cửa được mở thì đưa khách hàng ra ngoài.
4. Cabin không di chuyển do cân bằng đối trọng
Đối với trường hợp cabin không di chuyển do cân bằng đối trọng, quy trình cứu hộ sẽ được thực hiện như sau:
– Nhóm 1 thực hiện tháo đòn khỏi động cơ và thông báo cho nhóm 2 khi đã hoàn tất.
– Nhóm 2 chất theo vật nặng lên nóc cabin và thông báo cho nhóm 1 khi đã hoàn tất.
– Nhóm 1 thực hiện các bước tiếp theo giống trường hợp 2 (cabin thang máy ở vị trí giữa tầng).
5. Cabin bị kẹt do kẹt phanh cơ
Trong phần nguyên nhân gây ra tình trạng cabin thang máy kẹt cứng tại bài Cứu hộ thang máy: Lợi bất cập hại khi cứu hộ “bất chấp” có trường hợp “Do thang vượt tốc theo chiều xuống (tốc độ cabin di chuyển lớn hơn 10% so với vận tốc định mức tối đa) khiến phanh chốt hãm cabin chống rơi chốt chặt cabin trên hệ ray.”
Tình huống này đặc biệt cần lưu ý rằng phanh chống rơi cabin đã chốt chặt cabin trên hệ ray, do đó, việc cứu hộ sẽ chỉ có thể tiến hành bằng cách dùng hệ thống cứu hộ thang máy bằng tay để di chuyển cabin theo chiều lên, đến khoảng bằng tầng của tầng phía trên.
Trong mọi tình huống cabin thang máy bị kẹt, cần chắc chắn rằng cabin thang máy đã nằm trong khoảng bằng tầng mới được phép mở cửa thang máy và đưa người bị kẹt ra ngoài.
Lưu ý: Trong mọi trường hợp khi sự cố thang máy xảy ra, sau khi đưa được hành khách ra ngoài, bộ phận kỹ thuật cần kiểm tra lại toàn bộ thang máy và sau đó khởi động lại. Nếu thang máy tiếp tục bị hư hại thì cần ngừng hoạt động để sửa chữa, bảo trì trước khi đưa vào hoạt động trở lại.
Chủ sở hữu thang máy, đơn vị vận hành thang máy cần được bàn giao, hướng dẫn về quy trình cứu hộ thang máy tại chỗ từ đơn vị cung cấp và bảo trì thang máy. Cùng vưới đó, lực lượng cứu hộ cứu nạn cũng cần được đào tạo về kỹ thuật thang máy để quy trình cứu hộ đảm bảo an toàn và giảm thiểu thiệt hại cả về sức khỏe con người và tài sản.
Nhằm giảm thiểu những hệ lụy trên, Hiệp hội Thang máy Việt Nam đã thiết kế và tổ chức các chương trình đạo tạo về cứu hộ thang máy, đồng thời hướng đến thành lập Trung tâm Ứng cứu Khẩn cấp hỗ trợ công tác cứu hộ thang máy trên toàn quốc cũng như xây dựng và ban hành tiêu chuẩn cơ sở ngành về sử dụng, bảo trì an toàn thang máy.
Nguồn từ tạp chí thang máy (https://tapchithangmay.vn/quy-trinh-cuu-ho-thang-may/)