Tin tức - Sự kiện

Dự án công chê hàng Việt:Hàng TQ trúng thầu nhờ...mác G7?

22/05/2019

Đa phần các gói thầu thuộc dự án công đều yêu cầu thang máy phải được nhập khẩu từ các nước G7, ASEAN, hoặc phải có thương hiệu G7.

Chọn hàng G7 sản xuất ở Trung Quốc, ASEAN?

Bất chấp sản phẩm đã xuất khẩu sang các thị trường khó tính và có tên trong danh sách thiết bị trong nước tự sản xuất được để thay thế hàng nhập khẩu của Bộ Công thương, nhiều doanh nghiệp nội vẫn không thể chen chân vào các dự án, công trình có vốn ngân sách vì tâm lý "sính ngoại".

Ông Trần Thọ Huy, Tổng giám đốc Công ty CP Thang máy Thiên Nam (quận Tân Bình, TP.HCM) than phiền, dù là nhà sản xuất thang máy lớn của Việt Nam, nhưng hơn 90% khách hàng của Thiên Nam là các nhà đầu tư tư nhân, từ căn hộ gia đình cho đến các dự án chung cư cao 18-30 tầng, còn đối với các công trình có vốn từ ngân sách bị làm khó ngay từ khâu đặt "đề bài".

Điều lạ lùng là nếu như ở các công trình cao dưới 10 tầng, các đơn vị tư nhân sẵn sàng sử dụng thang máy do doanh nghiệp nội địa sản xuất thì ở khối nhà nước điều này cực kỳ hiếm hoi bởi ở đâu cũng yêu cầu hàng ngoại.

Du an cong che hang Viet:Hang TQ trung thau nho...mac G7?
Dù đã xuất khẩu sản phẩm sang Nhật, được đưa vào danh sách thiết bị trong nước tự sản xuất được để thay thế hàng nhập khẩu, thang máy Thiên Nam vẫn khó chen chân vào các dự án đầu tư công

"Năm 2014, thang máy của Thiên Nam được Bộ Công thương xếp vào danh sách thiết bị trong nước tự sản xuất được để thay thế hàng nhập khẩu. Tỷ lệ nội địa hoá sản phẩm của công ty đã đạt trên 50%. Chúng tôi xuất khẩu mạch, tủ điện, thang máy gia đình, thang tải hàng, tải ô tô, mâm xoay ô tô sang Nhật Bản thế nhưng quá khó để tham gia vào các công trình có vốn từ ngân sách. Doanh nghiệp đã bị “ép” ngay từ khâu đặt“đề bài”. Chỉ tính riêng từ đầu năm đến nay, trừ một số rất ít gói thầu chấp nhận thang máy sản xuất trong nước, còn lại đa phần đều yêu cầu thang máy phải được nhập khẩu từ các nước G7 hoặc ASEAN, hoặc phải có thương hiệu G7", ông bức xúc.

Theo Tổng giám đốc Công ty CP Thang máy Thiên Nam, trên thị trường hiện nay, thang máy nhập khẩu vào Việt Nam có đủ 8 thương hiệu của thế giới. Trong đó, có 6 hãng đã mở công ty 100% vốn tại Việt Nam; 2/8 hãng là của các nước phát triển nhưng không nằm trong khối G7. 7/8 thương hiệu trên sản xuất hầu hết tại Trung Quốc; chỉ có một thương hiệu sản xuất tại Thái Lan.

"Mặc dù các nước G7 có một vài công ty sản xuất thang máy nhưng sản phẩm gắn mác G7 thì lại rất phổ biến trên thị trường. Thị trường hiện đã có các thương hiệu thang máy Fuji, Sanzo, Nippon… tại Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan… nhưng không có công ty mẹ tại Nhật Bản. Những công ty sở hữu thương hiệu này cũng đã trúng thầu tại Việt Nam nhờ gắn mác G7 nhưng sản xuất tại các nước ASEAN", ông Huy chỉ rõ.

Ông Trần Thọ Huy kể lại câu chuyện dự thầu mà doanh nghiệp ông từng tham gia. Theo đó, Bệnh viện đa khoa tỉnh Tây Ninh có mời thầu cung cấp thang máy cho bệnh viện. Loại thang máy được yêu cầu là loại 6 tầng, đúng khả năng của công ty Thiên Nam. Tuy nhiên, hồ sơ mời thầu lại yêu cầu thương hiệu thang máy nổi tiếng nhập khẩu từ các nước G7, trái với Chỉ thị 494 của Thủ tướng Chính phủ về việc sử dụng vật tư, hàng hóa sản xuất trong nước trong công tác đấu thầu các dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước. Phía Công ty Thiên Nam đã gửi công văn phản ánh tới Văn phòng Thủ tướng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, sau đó Bộ đã có văn bản yêu cầu huỷ thầu vì không đúng tinh thần chỉ thị và bệnh viện phải gọi thầu lại.

"Có hồ sơ mời thầu bên cạnh yêu cầu hàng ngoại nhập còn nêu rõ công ty phải có những bản hợp đồng trị giá từ 11 tỷ đồng trở lên. Trong khi đó, mức giá doanh nghiệp Việt chúng tôi làm chỉ khoảng 5-5,5 tỷ đồng.

So với thang máy nhập khẩu từ Trung Quốc, Thái Lan, chi phí đầu tư ban đầu của thang máy nội địa trung bình rẻ hơn 30-35% và rẻ hơn 50% so với thang máy nhập khẩu từ các nước phát triển như châu Âu, Nhật Bản, tiết kiệm cho ngân sách khoản không nhỏ. Thông thường, những chi phí hậu mua hàng ít khi được các đơn vị tính toán đến khi chọn thiết bị. Trong thực tế, nhiều công trình (chung cư, bệnh viện…) thang máy không thể hoạt động do thiếu kinh phí mua phụ tùng hoặc do thời gian nhập linh kiện thay thế kéo dài", ông Huy tính toán.

(báo Đất Việt - http://baodatviet.vn/kinh-te/doanh-nghiep/du-an-cong-che-hang-viethang-tq-trung-thau-nhomac-g7-3278240/ )

Các tin khác

Khuyến cáo đặc biệt khi đi thang cuốn

Khuyến cáo đặc biệt khi đi thang cuốn

Đi bộ trên thang cuốn tiềm ẩn nhiều nguy cơ dễ xảy ra tai nạn, cùng tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này theo ý kiến chuyên gia đến từ Nhật Bản

Xem thêm
Chính thức công bố Tiêu chuẩn cơ sở đầu tiên của ngành thang máy

Chính thức công bố Tiêu chuẩn cơ sở đầu tiên của ngành thang máy

Sáng 27/3 tại Hà Nội, Hiệp hội Thang máy Việt Nam chính thức công bố Tiêu chuẩn cơ sở đầu tiên của ngành thang máy. Đây là tiêu chuẩn cơ sở về yêu cầu an toàn chung trong quản lý, sử dụng, bảo trì và sửa chữa thang máy.

Xem thêm
Doanh nghiệp thang máy Việt loay hoay tìm hướng đi

Doanh nghiệp thang máy Việt loay hoay tìm hướng đi

Có thể nói rằng thang máy là ngành trì trệ nhất trong tất cả các lĩnh vực của thời đại 4.0 hiện nay. Công nghệ, mô hình quản lý, chiến lược kinh doanh,… của các doanh nghiệp cơ bản là giống nhau và cũng không khác mấy so với 20 năm trước.

Xem thêm
Không được sử dụng thang máy khi xảy ra hỏa hoạn

Không được sử dụng thang máy khi xảy ra hỏa hoạn

Trong tình huống hỏa hoạn, đặc biệt là khi xảy ra ở các tầng trên cao của tòa nhà, tự nhiên hầu hết mọi người sẽ lựa chọn sử dụng thang máy để di chuyển. Tuy nhiên, việc sử dụng thang máy để rời khỏi tòa nhà trong tình huống này là một quyết định rất nguy hiểm có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho những người bị ảnh hưởng bởi vụ cháy.

Xem thêm
Các tiêu chí phân loại thang máy

Các tiêu chí phân loại thang máy

Thang máy hiện nay được sản xuất với nhiều kiểu dáng, loại hình khác nhau, đáp ứng nhu cầu sử dụng đa dạng của từng công trình. Dựa trên tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia về thang máy, có thể phân loại thang máy theo các nguyên tắc và tiêu chí như công năng sử dụng, nguồn gốc xuất xứ,…

Xem thêm
Quy trình cứu hộ thang máy

Quy trình cứu hộ thang máy

Hiểu biết về quy trình cứu hộ thang máy giúp cả người sử dụng và lực lượng trực kỹ thuật tại chỗ, lực lượng cứu hộ chuyên nghiệp nắm rõ được quy trình, cách phản ứng với tình huống và đảm bảo an toàn nhất cho sức khỏe con người và tài sản.

Xem thêm
Nơi an toàn nhất khi thang máy gặp sự cố

Nơi an toàn nhất khi thang máy gặp sự cố

TCTM – Theo lý thuyết nếu thang máy gặp sự cố thì nơi an toàn nhất là bên trong cabin thang máy. Điều này đúng ngay cả khi thang máy không gặp sự cố.

Xem thêm
Quyền được biết của người đi thang máy

Quyền được biết của người đi thang máy

TCTM – Nhằm đảm bảo quyền được biết của người tiêu dùng trước khi quyết định sử dụng thang máy, nhiều quốc gia trên thế giới đã có quy định dán mã QR Code định danh thang máy nhằm cung cấp thông tin liên quan tới lý lịch thang máy, giấy phép kiểm định, thông tin sửa chữa, bảo trì,… của thang máy.

Xem thêm
Dấu ấn thang máy ngoại tại các công trình Việt

Dấu ấn thang máy ngoại tại các công trình Việt

Lời tòa soạn:
Lịch sử chiếc thang máy đầu tiên gắn với dinh thự Phủ Toàn quyền Đông Dương (nay là Phủ Chủ tịch) khánh thành vào năm 1906 nhưng phải đến sau 1994, khi Việt Nam và Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ thì ngành nghề này mới có điều kiện phát triển.

Xem thêm

CÔNG TY CP THANG MÁY THIÊN NAM

1/8C Hoàng Việt, Phường 4 , Quận Tân Bình, Hồ Chí Minh

Tel: (84.028) 5449 0210 - Fax: (84.028) 5449 0208 - Email: info@tne.vn

Hotline tư vấn lắp đặt: 1900 6961 (từ 6h - 22h)

Hotline bảo trì sữa chữa: 1900 2034 (phục vụ 24/24)

Giấy phép ĐKKD: 0300908346 do Sở KHĐT TP.HCM cấp ngày 09/06/200. 

                  

Đăng ký nhận báo giá

1900 69 61

https://zalo.me/0903814354