Cụ thể theo ông Trình Xuân Kỳ, Phó Tổng Giám đốc, kiếm Giám đốc khối Dịch vụ hậu mãi, do khi xảy ra sự cố lực lượng quản trị chung cư và người bị nạn có thể bị hoảng nên việc cung cấp một đầu số liên lạc là cần thiết. Việc tư vấn đúng cách sẽ giúp việc giải cứu hành khách mắc kẹt trong vòng 5 đến 10 phút.
Theo ông Kỳ, cư dân ở các khu chung cư cần quan tâm rằng thang máy của chung cư thường được sử dụng với tần suất khá lớn, phải được bảo trì, bảo dưỡng hàng tháng từ các đơn vị có chuyên môn cao.
|
. |
Các lỗi phổ biến thường gặp khi thang máy không được bảo trì là hở công tác an toàn trên cửa tầng do cabin khi hoạt động, nguyên nhân do cân chỉnh không đúng, các gốc trượt cabin bị mòn gây lắc khi chạy…
Trường hợp của chung cư 584 vừa qua là do cảm biến quá tải Cabin bị hư hoặc chỉnh sai thông báo khi quá tải. Dẫn đến thang vẫn đóng cửa, xuất lệnh chạy sau đó bị dừng vì thiết bị điều khiển tự đồng khóa mạch.
Nghiêm trọng nhất là các thiết bị liên quan trực tiếp đến an toàn như cáp treo thang, pu-ly máy kéo bị mòn sẽ dẫn đến tình trạng trôi xuống hoặc lên không thể kiểm soát. Nếu các thiệt bị chống vượt tốc không tác động sẽ gây sự cố nghiêm trọng nhất là cabin lao xuống đáy hoặc phóng lên đụng nóc hố thang.
Tuy nhên, theo ông Kỳ rất khó để biết các thang máy đã bảo trì hay chưa và bảo trì có đúng cách không, nhưng người dân chung cư có thể căn cứ vào các dấu hiệu như thang máy thường xuyên hư hỏng, khi chạy phát ra tiếng kêu, rung lắc nhiều…dù đã bảo dưỡng.
Khi đó vì sự an toàn của chính mình và gia đình, người dân có quyền yêu cầu Ban Quản Trị công khai các thông tin liên quan tối việc bảo hành, bảo trì thang máy…
Liên quan đến sự cố chung cư 584, ông Kỳ cho biết thang máy tại công trình trên là là thang máy nhập khẩu, có thương hiệu do Công ty Thiên Nam hợp đồng cung cấp lắp đặt và đưa vào sử dụng từ 2007. Tuy nhiên, chính thức từ tháng 10/2014 Thiên Nam đã ngừng cung cấp dịch vụ bảo trì tại chung cư này thông qua công văn đính kèm số 0752.14CV-BT/TN ký ngày 31/10/2014.
Công Sang (báo Đầu Tư)