– Trang bị hệ thống cảnh báo ngập nước: Hiện nay đã có những công nghệ hiện đại như hệ thống cảnh báo ngập nước FDS (Flood Detection System). Nguyên lý hoạt động của các hệ thống này là khi có nước bị rò rỉ hoặc khách hàng quên không khoá van nước làm nước tràn vào thang máy thì hệ thống sẽ cảnh báo đến khách hàng bằng tin nhắn đến điện thoại, đồng thời tự động đưa cabin từ tầng thấp lên tầng cao hơn để tránh ngập nước, gây ra chập điện, rò rỉ điện.
– Đưa cabin thang máy lên tầng cao: Nếu không có hệ thống cảnh báo tự động thì người dùng cũng nên đưa cabin thang máy lên tầng cao ngay từ khi nước chưa ngập giếng thang. Người dùng nên đưa thang máy lên tầng cao nhất hoặc ít nhất là tầng 2 trở lên, giúp cabin lên càng cao khỏi mặt đất càng tốt để tránh bị ngập nước hoặc ẩm do hơi nước.
– Không sử dụng thang máy khi thiết bị đang ngập nước: Tuyệt đối không bấm nút gọi thang. Sử dụng thang máy trong lúc này không khác gì việc chúng ta tự làm hỏng thiết bị thang máy của chính mình và có nguy cơ gây nguy hiểm cho bản thân.
– Ngắt điện toàn bộ thang máy: Trước khi ngắt điện cần đảm bảo không còn ai ở trong cabin thang. Đây là động thái giữ an toàn cho thiết bị tránh bị sự cố chập, cháy điện khi mưa lớn, sấm chớp có thể ảnh hưởng dòng điện hoặc có nước xâm nhập.
Lưu ý: Một số thang máy được cài đặt chế độ cứu hộ tự động (ARD, SRS,…), cabin thang sẽ được đưa về tầng thấp nhất trong trường hợp bị cắt điện đột ngột. Trong trường hợp này, khi ta ngắt điện thang máy như hướng dẫn phía trên, thang máy sẽ tự động sử dụng nguồn điện dự phòng từ Bộ lưu điện UPS (Uninterruptible Power Supply) để đưa thang về tầng thấp nhất. Vậy nên, bên cạnh việc ngắt điện thang thì phải ngắt cả nguồn điện dự phòng (tắt cầu dao cứu hộ) để tránh tình trạng “thang máy ngập nước chết chìm” dù đã thực hiện phương án bảo vệ theo chỉ dẫn.
– Thực hiện hút nước ra khỏi cabin thang máy: Tránh để thang máy ngập nước quá lâu. Nếu cần thiết, hãy nhờ tới sự hỗ trợ của đơn vị bảo trì, bảo dưỡng thang máy để có cách xử lý kịp thời và chính xác nhất.