Ngành thang máy

Thông tư ban hành Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy mới nhất thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

09/04/2025

Ngày 30/9/2021 Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư số 12/2021/TT-BLĐTBXH ban hành Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, ký hiệu QTKĐ: 02-2021/BLĐTBXH.

Thông tư số 12/2021/TT-BLĐTBXH ban hành Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hộ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 11 năm 2021.
Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn này áp dụng để kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu, định kỳ, bất thường đối với các thang máy chở người hoặc chở người và hàng vận hành bằng dẫn động ma sát, cưỡng bức hoặc dẫn động thủy lực, phục vụ những tầng dừng xác định, có cabin được thiết kế chở người hoặc người và hàng được treo bằng cáp, xích hoặc được nâng bằng xi lanh - pit tông và chuyển động giữa các ray dẫn hướng có góc nghiêng so với phương thẳng đứng không vượt quá 15° được quy định tại QCVN 02:2019/BLĐTBXH Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với thang máy (sau đây viết tắt là QCVN 02:2019) ban hành kèm theo Thông tư số 42/2019/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và QCVN 32:2018/BLĐTBXH Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với thang máy gia đình (sau đây viết tắt là QCVN 32:2018) ban hành kèm theo Thông tư số 15/2018/TT-BLĐTBXH ngày 12 tháng 10 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Đối với thang máy lắp đặt tại các công trình mà có tài liệu chứng minh đã được thẩm định thiết kế và cấp phép xây dựng trước ngày QCVN 02:2019 có hiệu lực hoặc thang máy lắp đặt tại các tòa nhà đang sử dụng, do sự hạn chế của kết cấu tòa nhà, một số yêu cầu của quy chuẩn nêu trên không thể đáp ứng được thì tổ chức kiểm định căn cứ vào các chỉ tiêu tương ứng quy định tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6396-21:2020 (EN 81-21:2018) để làm cơ sở đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của thang máy
Quy trình này không áp dụng đối với các loại thang máy:
a) Có hệ thống dẫn động khác với các hệ thống đề cập ở khoản 1 Điều 1 Quy trình này;
b) Có tốc độ định mức ≤0,15 m/s;
c)  Thang máy thủy lực có tốc độ định mức vượt quá 1 m/s hoặc các thang máy thủy lực nếu chỉnh đặt van giảm áp vượt quá 50 MPa;
d) Thang máy lắp đặt với mục đích sử dụng để chở hàng;
đ) Các thiết bị nâng, dạng guồng, thang máy ở mỏ, thang máy sân khấu, các thiết bị nâng gầu tự động, thùng nâng, máy nâng và tời nâng cho công trường của các tòa nhà và tòa nhà công cộng, tời nâng trên tàu thủy, giàn nâng thăm dò hoặc khoan trên biển, thiết bị xây dựng và bảo dưỡng hoặc thang máy ở các tuabin gió.

Tin tức khác

Khuyến cáo đặc biệt khi đi thang cuốn

Trong tháng 7, Đường sắt Nhật Bản, các sân bay và chính quyền địa phương trên khắp cả nước sẽ cùng nhau phát động một chiến dịch kêu gọi mọi người "dừ...

Chính thức công bố Tiêu chuẩn cơ sở đầu tiên của ngành thang máy

Sau quá trình dự thảo và lấy ý kiến từ cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức liên quan…, tiêu chuẩn cơ sở (TCCS) ngành thang máy của Việt Nam (TCCS 01:2023/V...

Doanh nghiệp thang máy Việt loay hoay tìm hướng đi

Hơn 20 năm thâm niên trong ngành thang máy Việt Nam, tôi luôn nhận định rằng ngành này có tiềm năng và khả năng phát triển rất lớn. Nhưng ngẫm lại thì...

Không được sử dụng thang máy khi xảy ra hỏa hoạn

Thang máy được xem là an toàn hơn khoảng 20 lần so với việc ngồi trong ô tô. Điều này bởi vì chúng được trang bị các bộ phận được điều chỉnh cao và hệ...

Các tiêu chí phân loại thang máy

Thang máy hiện nay được sản xuất với nhiều kiểu dáng, loại hình khác nhau, đáp ứng nhu cầu sử dụng đa dạng của từng công trình. Dựa trên tiêu chuẩn, q...

Quy trình cứu hộ thang máy

Tai nạn thang máy là vô cùng hy hữu với tỉ lệ chỉ ở mức 0.00000015%. Điều đó có nghĩa là khoảng 6,7 triệu lượt thang máy di chuyển thì mới có một lượt...

1900 69 61

https://zalo.me/0903814354