Tư vấn

Rủi ro tiềm ẩn và hướng dẫn sử dụng an toàn thang cuốn

09/09/2022

Về nguyên lý hoạt động, thang cuốn là một thiết bị vận chuyển dạng băng tải. Theo đó, thang cuốn gồm hệ thống những bước thang có thể chuyển lên trên hay xuống dưới liên tục luân phiên nhau thành vòng tròn khép kín và ăn khớp với nhau bằng những khe sâu trên bề mặt. Đường đi của thang cuốn phổ biến là đường thẳng song một số khác cũng được thiết kế dạng xoắn ốc để tiết kiệm diện tích.

Luôn tiềm tàng nguy cơ tai nạn thang cuốn

Hầu hết các trung tâm thương mại, sân bay, siêu thị ngày nay đều trang bị hệ thống thang cuốn tự động bởi tính tiện nghi và tối ưu về không gian so với thang bộ và thang máy. Dù nhiều lợi ích nhưng thiết bị này cũng luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ra tai nạn. Đặc biệt, mức độ thương vong trong các sự cố tai nạn thang cuốn thường rất nghiêm trọng.

Cùng xem những tình huống tai nạn thang cuốn đã xảy ra với thang cuốn để thấy rằng việc cẩn trọng trong quá trình sử dụng thang cuốn là vô cùng quan trọng, đặc biệt là đối với trẻ em, các bậc phu huynh cần đặc biệt lưu tâm.

 
 

Như trong video trên có thể thấy, nhiều trẻ em thích chơi đùa trên thanh bám của thang cuốn trong khi thực tế việc này vô cùng nguy hiểm bởi hệ thống thang cuốn có nhiều điểm kẹt và tốc độ di chuyển tương đối cao, chưa có các hệ thống an toàn dựa trên cảm biến,… Chính bởi thế, việc xảy ra các tai nạn khi sử dụng thang cuốn có nguy cơ tương đối cao.

Ngoài các nguy hiểm liên quan đến thanh bám của thang cuốn, thiết kế của thang cuốn với các bậc kim loại ăn khớp với nhau bằng những khe sâu trên bề mặt. Chính những bậc thang này cũng có thể trở thành mối nguy khi có thể nghiến, mắc quần áo hay thậm chí là bộ phận cơ thể vào các khe kẹt này. Nhiều vụ tai nạn đã xảy ra với tình huống này có hậu quả vô cùng thương tâm.

Nút dừng khẩn cấp quan trọng nhưng không phải ai cũng biết

Như trong một số tình huống tai nạn ở phần trên, ta có thể thấy được vai trò của việc dừng thang cuốn khẩn cấp là vô cùng quan trọng. Đây được coi như một hệ thống cứu hộ khẩn cấp khi xảy ra tình huống nguy hiểm có tai nạn với thang cuốn như mắc kẹt, nghiến đồ vật,… để bảo đảm an toàn cho người cũng như bảo đảm thang cuốn không bị hư hại.

Nút dừng khẩn cấp thường được trang bị ở hai đầu của hệ thống thang cuốn để người dùng có thể tiếp cận từ cả hai hướng. Khi bấm nút dừng khẩn cấp này, hệ thống thang sẽ được tắt ngay lập tức. Ngoài ra, theo tiêu chuẩn kỹ thuật thì các nút dừng khẩn cấp thang cuốn không được cách nhau quá 30 m, vì thế nếu hệ thống thang cuốn dài quá 30m thường sẽ có thêm một nút dừng khẩn cấp ở giữa hành trình.

Nút dừng khẩn cấp của hệ thống thang cuốn thường nằm ở đầu hoặc cuối thang cuốn,
hoặc giữa hành trình (nếu hành trình thang dài hơn 30 m), trên tay vịn bên phải

Nhiều người không biết đến chức năng này nên khi chứng kiến một sự cố thang cuốn thường không nhận biết được để có thể can thiệp dừng thang kịp thời, việc chú ý quan sát các thiết bị, các hướng dẫn, chỉ dẫn sử dụng các thiết bị “lạ” là rất quan trọng, có thể vừa bảo vệ mình và người khác.

 

Một thanh niên khi phát hiện tình huống cậu bé bị ngã trên thang cuốn đã vội vã lao từ
trên cầu thang bộ xuống bấm nút dừng thang cuốn khẩn cấp và cứu cậu bé ra ngoài

Tuy nhiên, cũng không loại trừ khả năng nút dừng khẩn cấp được lắp đặt tại vị trí công khai này cũng gia tăng nguy cơ, đặc biệt là với trẻ nhỏ hay trêu đùa. Đã có nhiều tình huống xảy ra trên thế giới việc trẻ nhỏ hiếu động nghịch ngợm nút dừng khẩn cấp này khiến người dùng hiểu nhầm hệ thống thang cuốn bị hỏng hoặc dừng đột ngột khi đang có người trên thang khiến họ bị ngã theo quán tính.

Cậu bé áo vàng bấm dừng thang cuốn đột ngột khiến một cô bé 5 tuổi đi phía sau bị ngã

Những lưu ý khi sử dụng thang cuốn

– Giữ tư thế đứng thẳng và nhìn thẳng về phía trước: Tư thế an toàn nhất khi đi thang cuốn là thẳng người, đứng về phía bên phải thang máy, mắt nhìn phía trước. Hạn chế các hoạt động cúi người, trêu đùa xô đẩy nhau,… đồng thời khi mắt nhìn về phía trước thì bạn cũng có thể chủ động phát hiện ra sự cố để xử lý kịp thời.

– Không đứng ở rìa bậc thang: Trên các thanh cuốn luôn có những vạch vàng an toàn, hãy đứng giữa những vạch vàng đó thay vì đứng quá gần rìa bậc thang vì đó là nơi dễ gây tai nạn nhất, và bạn cũng nên đứng phía tay phải của thang cuốn (hoặc bên trái tại một số quốc gia như Nhật Bản) để nhường đường cho những người cần vượt lên trên.

– Không đứng quá gần tay vịn: Luôn giữ tay vịn là cách tốt để bạn giữ thăng bằng khi đi thang cuốn. Tuy nhiên, đừng đứng quá gần tay vịn, tránh để ngón tay hoặc quần áo của bạn bị kẹt vào khoảng hở của tay vịn.

– Chú ý những khe hở trên thang máy: Việc quan sát thang cuốn phòng trường hợp xảy ra tai nạn luôn quan trọng. Hãy nhớ các nơi dễ xảy ra sự cố nhất là lối bước vào thang, phần tay vịn, khoảng trống giữa các bậc thang. Những khoảng hở này dù rất nhỏ nhưng lại có thể vướng mắc hoặc kẹt bộ phận cơ thể như chân, tay.

– Biết rõ vị trí của nút Dừng khẩn cấp: Một khảo sát trên mạng cho thấy, có đến 61% bạn trẻ được hỏi cho biết mình không rõ vị trí của nút Dừng khẩn cấp trên thang cuốn ở đâu, hay thậm chí không biết đến sự tồn tại của chúng. Thông thường, nút Dừng khẩn cấp được đặt vị trí ở đầu và cuối thang cuốn, ở bên phải tay vịn. Nếu phát hiện có sự cố xảy ra, mau chóng nhấn nút này để hỗ trợ công tác cứu hộ.

– Hạn chế xách theo nhiều đồ hoặc mặc quần áo quá nhiều phụ kiện: Việc mang nhiều đồ hay mặc trang phục nhiều phụ kiện sẽ gia tăng khả năng bị kẹt đồ vào thang cuốn hoặc khó xử lý tình huống khi có sự cố.

Ngoài ra, bạn nên tham khảo một số “tips” dưới đây khi sử dụng thang cuốn:

Nhớ quan sát các chỉ dẫn để bảo đảm an toàn cho chính mình và người khác, tuyệt đối không mang theo xe nôi, thùng hàng nặng lên cùng thang cuốn để bảo đảm sự an toàn cho mình và người xung quanh

Khi chuẩn bị bước vào thang cuốn: quan sát đèn hiển thị chiều chuyển động được gắn ở hai đầu thang để đi vào đúng lối vào của thang

Hướng mặt ra phía trước và bám vào tay vịn trước khi đi vào và bước chân lên bậc thang cuốn đang chuyển động. Khi bước vào thang, chú ý bước vào khoảng cách giữa 2 bậc, không bước vào vạch kẻ ngang có trên thang cuốn vì đó là đường gấp tạo thành 2 bậc, khi thang di chuyển dễ ngã.

Trong khi đứng trên bậc thang, hành khách nên đứng cả hai chân lên cùng một bậc, không nên đứng trên hai bậc khác nhau. Khi đứng, lưu ý không đứng quá sát mép thang cuốn, tránh trường hợp bị mắc giày, dép vào cạnh thang.

Không được phép chạy, trêu đùa nhau hay ngồi trên thành tay vịn của thang cuốn. Lưu ý đứng phía tay phải của thang để đảm bảo không cản trở hành khách khác đi thang

Người lớn nên cầm tay và đặt trẻ em đứng vào khoảng giữa của bậc thang cuốn. Trẻ em dưới 6 tuổi tốt nhất nên được bế để đảm bảo an toàn

Nếu mặc quần áo hoặc váy có tính chất xòe rộng cần chú ý về trang phục. Rất nhiều trường hợp tai nạn thang máy xảy ra do quần áo bị kẹt dưới băng chuyền. Sử dụng tay vịn đúng cách, không được tựa lưng vào tay vịn hay quay ngang người, quay lại phía sau – tránh tình trạng mất thăng bằng hay kịp thời xử lý khi có sự cố.

Minh Dương

(nguồn: tạp chí thang máy Việt Nam - https://tapchithangmay.vn/rui-ro-tiem-an-va-huong-dan-su-dung-an-toan-thang-cuon/ )

Các tin khác

TCVN 6396-28 : 2013 BÁO ĐỘNG TỪ XA TRÊN THANG MÁY CHỞ NGƯỜI VÀ THANG MÁY CHỞ NGƯỜI VÀ HÀNG

TCVN 6396-28 : 2013 BÁO ĐỘNG TỪ XA TRÊN THANG MÁY CHỞ NGƯỜI VÀ THANG MÁY CHỞ NGƯỜI VÀ HÀNG

YÊU CẦU AN TOÀN VỀ CẤU TẠO VÀ LẮP ĐẶT THANG MÁY – THANG MÁY CHỞ NGƯỜI VÀ HÀNG – PHẦN 28: BÁO ĐỘNG TỪ XA TRÊN THANG MÁY CHỞ NGƯỜI VÀ THANG MÁY CHỞ NGƯỜI VÀ HÀNG

Xem thêm
TCVN 6396-73:2010 YÊU CẦU AN TOÀN VỀ CẤU TẠO VÀ LẮP ĐẶT THANG MÁY – TRẠNG THÁI CỦA THANG MÁY TRONG TRƯỜNG HỢP CÓ CHÁY

TCVN 6396-73:2010 YÊU CẦU AN TOÀN VỀ CẤU TẠO VÀ LẮP ĐẶT THANG MÁY – TRẠNG THÁI CỦA THANG MÁY TRONG TRƯỜNG HỢP CÓ CHÁY

YÊU CẦU AN TOÀN VỀ CẤU TẠO VÀ LẮP ĐẶT THANG MÁY – ÁP DỤNG RIÊNG CHO THANG MÁY CHỞ NGƯỜI VÀ THANG MÁY CHỞ NGƯỜI VÀ HÀNG – PHẦN 73: TRẠNG THÁI CỦA THANG MÁY TRONG TRƯỜNG HỢP CÓ CHÁY

Xem thêm
TCVN 6396-71:2013 YÊU CẦU AN TOÀN VỀ CẤU TẠO VÀ LẮP ĐẶT THANG MÁY – THANG MÁY CHỐNG PHÁ HOẠI KHI SỬ DỤNG

TCVN 6396-71:2013 YÊU CẦU AN TOÀN VỀ CẤU TẠO VÀ LẮP ĐẶT THANG MÁY – THANG MÁY CHỐNG PHÁ HOẠI KHI SỬ DỤNG

YÊU CẦU AN TOÀN VỀ CẤU TẠO VÀ LẮP ĐẶT THANG MÁY – ÁP DỤNG RIÊNG CHO THANG MÁY CHỞ NGƯỜI VÀ THANG MÁY CHỞ NGƯỜI VÀ HÀNG – PHẦN 71: THANG MÁY CHỐNG PHÁ HOẠI KHI SỬ DỤNG

Xem thêm
TCVN 6396-72:2010 YÊU CẦU AN TOÀN VỀ CẤU TẠO VÀ LẮP ĐẶT THANG MÁY – THANG MÁY CHỮA CHÁY

TCVN 6396-72:2010 YÊU CẦU AN TOÀN VỀ CẤU TẠO VÀ LẮP ĐẶT THANG MÁY – THANG MÁY CHỮA CHÁY

TCVN 6396-72:2010 hoàn toàn tương đương EN 81-72:2003 với những thay đổi biên tập cho phép. TCVN 6396-72:2010 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 178 Thang máy biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Xem thêm
TCVN 7628-5 : 2007 LẮP ĐẶT THANG MÁY – PHẦN 5: THIẾT BỊ ĐIỀU KHIỂN, KÝ HIỆU VÀ PHỤ TÙNG

TCVN 7628-5 : 2007 LẮP ĐẶT THANG MÁY – PHẦN 5: THIẾT BỊ ĐIỀU KHIỂN, KÝ HIỆU VÀ PHỤ TÙNG

TCVN 7628-5 : 2007 hoàn toàn tương đương với ISO 4190-5:2006 TCVN 7628-5 : 2007 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC178 Thang máy biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. TCVN 7628 gồm 5 phần dưới tên chung: Lắp đặt thang máy Phần 1: Thang máy loại I, II, III và VI Phần 2: Thang máy loại IV Phần 3: Thang máy phục vụ loại V Phần 5: Thiết bị điều khiển – Ký hiệu và phụ tùng Phần 6: Lắp đặt thang máy chở người trong các khu chung cư – Bố trí và lựa chọn

Xem thêm
TCVN 7628-3 : 2007 LẮP ĐẶT THANG MÁY – PHẦN 3: THANG MÁY PHỤC VỤ LOẠI V

TCVN 7628-3 : 2007 LẮP ĐẶT THANG MÁY – PHẦN 3: THANG MÁY PHỤC VỤ LOẠI V

TCVN 7628-3 : 2007 hoàn toàn tương đương với ISO 4190-3 : 1982. TCVN 7628-3 : 2007 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC178 Thang máy biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. TCVN 7628 gồm 5 phần dưới tên chung: Lắp đặt thang máy Phần 1: Thang máy loại I, II, III và VI Phần 2: Thang máy loại IV Phần 3: Thang máy phục vụ loại V Phần 5: Thiết bị điều khiển – Ký hiệu và phụ tùng Phần 6: Lắp đặt thang máy chở người trong các khu chung cư – Bố trí và lựa chọn

Xem thêm
TCVN 7168-1 : 2007 SO SÁNH CÁC TIÊU CHUẨN AN TOÀN THANG MÁY QUỐC TẾ – PHẦN 1: THANG MÁY ĐIỆN

TCVN 7168-1 : 2007 SO SÁNH CÁC TIÊU CHUẨN AN TOÀN THANG MÁY QUỐC TẾ – PHẦN 1: THANG MÁY ĐIỆN

TCVN 7168-1 : 2007 thay thế TCVN 7168-1 : 2002. TCVN 7168-1 : 2007 hoàn toàn tương đương với ISO/TR 11071-1 : 2004. TCVN 7168-1 : 2007 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 178 Thang máy biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Xem thêm
TCVN 6905: 2001 THANG MÁY THUỶ LỰC – PHƯƠNG PHÁP THỬ CÁC YÊU CẦU AN TOUN VỀ CẤU TẠO VÀ LẮP ĐẶT

TCVN 6905: 2001 THANG MÁY THUỶ LỰC – PHƯƠNG PHÁP THỬ CÁC YÊU CẦU AN TOUN VỀ CẤU TẠO VÀ LẮP ĐẶT

TCVN 6905: 2001 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 178 Thang máy, cầu thang máy – băng tải chở khách biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.

Xem thêm
TCVN 5866 : 1995 THANG MÁY – CƠ CẤU AN TOÀN CƠ KHÍ

TCVN 5866 : 1995 THANG MÁY – CƠ CẤU AN TOÀN CƠ KHÍ

Tiêu chuẩn này áp dụng đối với các loại thang máy được phân loại và định nghĩa theoTCVN5744:1993 và quy định yêu cầu an toàn đối với các cơ cấu như; Bộ khống chế vận tốc cabin (đối trọng) cơ cấu hãm bảo hiểm cabin (đối trọng); giám chấn cabin (đối trọng); khóa tự động của tầng.

Xem thêm

CÔNG TY CP THANG MÁY THIÊN NAM

1/8C Hoàng Việt, Phường 4 , Quận Tân Bình, Hồ Chí Minh

Tel: (84.028) 5449 0210 - Fax: (84.028) 5449 0208 - Email: info@tne.vn

Hotline tư vấn lắp đặt: 1900 6961 (từ 6h - 22h)

Hotline bảo trì sữa chữa: 1900 2034 (phục vụ 24/24)

Giấy phép ĐKKD: 0300908346 do Sở KHĐT TP.HCM cấp ngày 09/06/200. 

                  

Đăng ký nhận báo giá

1900 69 61

https://zalo.me/0903814354