Tin tức - Sự kiện

Văn hóa đi thang máy của người Nhật

24/04/2020

Đi thang máy, không đơn giản chỉ là bước ra bước vào, chọn tầng để bấm, ung dung tự tại muốn làm gì thì làm cho đến khi cửa thang mở ra và bạn tới đúng tầng cần tới. Người Nhật coi việc đi thang máy là một nét văn hóa, cũng như là một thước đo độ văn minh ứng xử của mỗi người.

Vốn dĩ là dân tộc có lối sống bao phủ bởi những nguyên tắc, người Nhật khá nghiêm khắc với bản thân và cả với những người xung quanh ở nơi công cộng. Họ có những luật lệ ngầm dùng để ứng xử với nhau và chỉ cần đi chệch hướng khỏi đường ray ý thức đã được vẽ ra trước đó, người ta có thể sẽ đánh giá bạn. Ngầm thôi, nhưng cũng không hề thoải mái đâu nhỉ.

Văn hóa đi thang máy của người Nhật - Ảnh 1.

 Ở Nhật, đi thang máy cũng là một nét văn hóa.

Đầu tiên phải kể đến việc đứng đợi thang máy. Đừng tỏ ra mình là người vô ý thức khi dàn hàng đứng chắn trước cửa đợi thang máy, chỉ khiến bạn giống như những tay đầu gấu thu nợ đang đợi con mồi mà thôi. Đứng tránh ra hai bên cửa thang, đằng nào thang xuống người ta cũng phải đi ra trước thì mới vào được cơ mà. Đứng dịch ra vừa tiện cho việc bước vào thang máy, vừa không làm ảnh hưởng đến tâm trạng của người trong thang bước ra. Tin tôi đi, chẳng ai thích chuyện thang vừa mở cửa đã thấy cả đội bóng đứng chắn gôn phạt đền đâu.

 

Ở những nơi làm việc như cơ quan, nhà máy xí nghiệp, nơi phân chia rõ ràng cấp bậc giữa cấp trên và cấp dưới, các nhân viên cần phải nắm rõ quy tắc ứng xử trong thang máy nói riêng, và trong nội bộ nói chung để không làm mất lòng sếp. Như ở đây là thang máy, nếu bạn có dịp đi cùng thang máy với cấp trên, việc đầu tiên cần làm là để các sếp vào trước, mình vào sau, không nên ti toe cầm đèn chạy trước ô-tô. Kế đến, khi vào trong thang máy rồi, nhớ đứng ở vị trí thuận tiện gần bảng điều khiển để bấm thang cho sếp. 

Văn hóa đi thang máy của người Nhật - Ảnh 2.

 Có nhiều quy tắc ngầm cho việc sử dụng thang máy ở Nhật.

Chưa kể, đừng tỏ ra mình là một kẻ máu lạnh khi người ta đang lao sồng sộc vào thang mà bạn vẫn dửng dưng mặc kệ cho cửa đóng. Hãy giữ nút mở cửa thang, đằng nào người ta thấy đông cũng sẽ ngại vào mà, lịch sự thảo mai một tý cho đẹp lòng nhau. Tại Nhật, ai vào thang máy đầu tiên sẽ có nhiệm vụ giữ thang cho tất cả mọi người.

Người Nhật không thích những kẻ ồn ào. Người Nhật tôn trọng sự riêng tư cá nhân, và bạn cũng nên như vậy. Điều tối kỵ khi đi thang máy là nói chuyện ồn ào và nghe điện thoại tự nhiên, hồn nhiên như cô tiên, như chốn không người. Đi ngược lại những quy tắc này sẽ biến bạn thành một ông Tarzan lạc giữa chốn phồn hoa mà thôi. Ở Nhật chẳng khó để thấy cảnh yên tĩnh khi đi các phương tiện di chuyển công cộng đâu. 

Văn hóa đi thang máy của người Nhật - Ảnh 3.

 Nhật là đất nước của sự ôn hòa.

Dường như ở cái xứ hoa anh đào này, tĩnh lặng đã trở thành một quy chuẩn, cũng là cái không khí len lỏi khắp đất nước có nền văn hóa được coi là tinh hoa nhân loại này. Khu mua sắm, khu tàu điện, thư viện, trường học, tất cả đều phảng một nét gì đó có phần hơi lơ đãng, cứ chầm chậm, hiền hòa, chẳng xô bồ, không một chút sỗ sàng. Đến Nhật, đừng vội. Văn hóa sử dụng thang máy Nhật thực ra chẳng có gì quá to tát, chỉ là một chút ý thức mà thôi. Đi thang máy, không đơn giản chỉ là bước ra bước vào, chọn tầng để bấm, ung dung tự tại muốn làm gì thì làm cho đến khi cửa thang mở ra và bạn tới đúng tầng cần tới. Người Nhật coi việc đi thang máy là một nét văn hóa, cũng như là một thước đo độ văn minh ứng xử của mỗi người.

Các tin khác

Khuyến cáo đặc biệt khi đi thang cuốn

Khuyến cáo đặc biệt khi đi thang cuốn

Đi bộ trên thang cuốn tiềm ẩn nhiều nguy cơ dễ xảy ra tai nạn, cùng tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này theo ý kiến chuyên gia đến từ Nhật Bản

Xem thêm
Chính thức công bố Tiêu chuẩn cơ sở đầu tiên của ngành thang máy

Chính thức công bố Tiêu chuẩn cơ sở đầu tiên của ngành thang máy

Sáng 27/3 tại Hà Nội, Hiệp hội Thang máy Việt Nam chính thức công bố Tiêu chuẩn cơ sở đầu tiên của ngành thang máy. Đây là tiêu chuẩn cơ sở về yêu cầu an toàn chung trong quản lý, sử dụng, bảo trì và sửa chữa thang máy.

Xem thêm
Doanh nghiệp thang máy Việt loay hoay tìm hướng đi

Doanh nghiệp thang máy Việt loay hoay tìm hướng đi

Có thể nói rằng thang máy là ngành trì trệ nhất trong tất cả các lĩnh vực của thời đại 4.0 hiện nay. Công nghệ, mô hình quản lý, chiến lược kinh doanh,… của các doanh nghiệp cơ bản là giống nhau và cũng không khác mấy so với 20 năm trước.

Xem thêm
Không được sử dụng thang máy khi xảy ra hỏa hoạn

Không được sử dụng thang máy khi xảy ra hỏa hoạn

Trong tình huống hỏa hoạn, đặc biệt là khi xảy ra ở các tầng trên cao của tòa nhà, tự nhiên hầu hết mọi người sẽ lựa chọn sử dụng thang máy để di chuyển. Tuy nhiên, việc sử dụng thang máy để rời khỏi tòa nhà trong tình huống này là một quyết định rất nguy hiểm có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho những người bị ảnh hưởng bởi vụ cháy.

Xem thêm
Các tiêu chí phân loại thang máy

Các tiêu chí phân loại thang máy

Thang máy hiện nay được sản xuất với nhiều kiểu dáng, loại hình khác nhau, đáp ứng nhu cầu sử dụng đa dạng của từng công trình. Dựa trên tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia về thang máy, có thể phân loại thang máy theo các nguyên tắc và tiêu chí như công năng sử dụng, nguồn gốc xuất xứ,…

Xem thêm
Quy trình cứu hộ thang máy

Quy trình cứu hộ thang máy

Hiểu biết về quy trình cứu hộ thang máy giúp cả người sử dụng và lực lượng trực kỹ thuật tại chỗ, lực lượng cứu hộ chuyên nghiệp nắm rõ được quy trình, cách phản ứng với tình huống và đảm bảo an toàn nhất cho sức khỏe con người và tài sản.

Xem thêm
Nơi an toàn nhất khi thang máy gặp sự cố

Nơi an toàn nhất khi thang máy gặp sự cố

TCTM – Theo lý thuyết nếu thang máy gặp sự cố thì nơi an toàn nhất là bên trong cabin thang máy. Điều này đúng ngay cả khi thang máy không gặp sự cố.

Xem thêm
Quyền được biết của người đi thang máy

Quyền được biết của người đi thang máy

TCTM – Nhằm đảm bảo quyền được biết của người tiêu dùng trước khi quyết định sử dụng thang máy, nhiều quốc gia trên thế giới đã có quy định dán mã QR Code định danh thang máy nhằm cung cấp thông tin liên quan tới lý lịch thang máy, giấy phép kiểm định, thông tin sửa chữa, bảo trì,… của thang máy.

Xem thêm
Dấu ấn thang máy ngoại tại các công trình Việt

Dấu ấn thang máy ngoại tại các công trình Việt

Lời tòa soạn:
Lịch sử chiếc thang máy đầu tiên gắn với dinh thự Phủ Toàn quyền Đông Dương (nay là Phủ Chủ tịch) khánh thành vào năm 1906 nhưng phải đến sau 1994, khi Việt Nam và Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ thì ngành nghề này mới có điều kiện phát triển.

Xem thêm

CÔNG TY CP THANG MÁY THIÊN NAM

1/8C Hoàng Việt, Phường 4 , Quận Tân Bình, Hồ Chí Minh

Tel: (84.028) 5449 0210 - Fax: (84.028) 5449 0208 - Email: info@tne.vn

Hotline tư vấn lắp đặt: 1900 6961 (từ 6h - 22h)

Hotline bảo trì sữa chữa: 1900 2034 (phục vụ 24/24)

Giấy phép ĐKKD: 0300908346 do Sở KHĐT TP.HCM cấp ngày 09/06/200. 

                  

Đăng ký nhận báo giá

1900 69 61

https://zalo.me/0903814354