Tin tức - Sự kiện

Cái khó của công nghiệp hỗ trợ Việt Nam

29/06/2023

Công nghiệp hỗ trợ, theo định nghĩa của Chính phủ, là “các ngành công nghiệp sản xuất nguyên liệu, vật liệu, linh kiện và phụ tùng để cung cấp cho sản xuất, lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh”. Như vậy, công nghiệp hỗ trợ cho ngành công nghiệp ôtô là hệ thống các cơ sở sản xuất và công nghệ sản xuất vật liệu, phụ tùng linh kiện, phụ kiện, bán thành phẩm để cung cấp cho ngành công nghiệp ôtô.

Trung bình một chiếc ôtô có khoảng 20.000-30.000 linh kiện và bộ phận khác nhau. Do đó, để sản xuất một chiếc xe hoàn chỉnh phải cần đến rất nhiều nhà cung cấp khác nhau. Tuy nhiên, với đặc thù của ngành, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam gặp những khó khăn riêng trong sản xuất và kinh doanh.

Khó khăn khi cạnh tranh về quy mô

Theo một thống kê của Bộ Công Thương, trong khoảng 1.800 doanh nghiệp sản xuất phụ tùng, linh kiện của Việt Nam, chỉ có khoảng hơn 300 doanh nghiệp tham gia vào mạng lưới sản xuất của các tập đoàn đa quốc gia. Trong đó, tỷ lệ sản xuất sử dụng cho doanh nghiệp nội địa là 10-20%. Đây là con số đáng buồn khi so với các nước như Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc. Khoảng 60-70% phụ tùng, linh kiện tại các quốc gia này do doanh nghiệp trong nước sản xuất.

Theo lý giải, nhiều doanh nghiệp Việt Nam có công nghệ nền lạc hậu và chưa có nhiều kinh nghiệm phát triển công nghiệp hỗ trợ. Ngoài ra, với thị trường nhỏ, chưa đủ quy mô sản xuất, giá thành cao, sức cạnh tranh thấp, nên thương hiệu và thị phần của công nghiệp hỗ trợ Việt Nam còn nhiều hạn chế.

Các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trong nước chủ yếu vẫn là linh kiện và chi tiết đơn giản, hàm lượng công nghệ trung bình và thấp, có giá trị nhỏ trong cơ cấu giá trị sản phẩm. Các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ có hàm lượng công nghệ cao vẫn chủ yếu do các doanh nghiệp FDI cung cấp.

 
 
co khi Viet Nam anh 1
co khi Viet Nam anh 1

Tỷ lệ doanh nghiệp phụ tùng, linh kiện tham gia vào mạng lưới sản xuất của các tập đoàn đa quốc gia là khoảng 35%.

Theo các chuyên gia, sản xuất của công nghiệp hỗ trợ trong ngành ôtô là ngành thứ phát, bởi nhu cầu của các doanh nghiệp trong việc sản xuất không phải là để cung ứng ra thị trường, đến tay người tiêu dùng cuối cùng, mà là sản phẩm trung gian, là những yếu tố đầu vào cho việc sản xuất, lắp ráp sản phẩm chính yếu cuối cùng là ôtô.

Với đặc điểm này, quy mô và cơ cấu sản xuất phụ thuộc trực tiếp vào nhu cầu của ngành sản xuất, lắp ráp ôtô trong nước và quốc tế. Do đó, nhiều doanh nghiệp rơi vào cảnh phụ thuộc đơn hàng và nguồn cầu của các doanh nghiệp khác. Do không chủ động được đầu ra một cách hoàn toàn, nhiều doanh nghiệp không dám đầu tư lớn về máy móc, trang thiết bị hiện đại để mở rộng quy mô.

Trong khi đó, từ lâu, các quốc gia bên cạnh như Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc… ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ, sản xuất phụ tùng, linh kiện trong nước. Các doanh nghiệp này được ưu đãi nhiều về thuế, phí, mặt bằng, cơ chế chính sách…nên mở rộng nhanh chóng, vươn lên trong chuỗi cung ứng. Khi quy mô sản xuất càng lớn, chi phí lại càng thấp, sản phẩm bán ra càng rẻ.

 
 
co khi Viet Nam anh 2
co khi Viet Nam anh 2

Bài toán “con gà, quả trứng” đang làm các doanh nghiệp Việt không còn mặn mà sản xuất trong nước bởi giá thành và chi phí cao.

Trong điều kiện hội nhập quốc tế và tự do hóa thương mại, nhiều doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp ôtô trong nước ưa chuộng nhập khẩu các linh kiện, thiết bị hơn là mua của các doanh nghiệp Việt Nam với giá thành cao.

Bài toán “con gà, quả trứng” đang làm các doanh nghiệp Việt không còn mặn mà sản xuất trong nước bởi giá thành và chi phí cao. Theo các chuyên gia, việc phát triển công nghiệp hỗ trợ đòi hỏi bàn tay của Nhà nước với các chiến lược mang tầm quốc gia. Cần có các cơ chế chính sách ưu đãi, hàng rào kỹ thuật để bảo hộ sản xuất trong nước, thậm chí là bắt buộc sản xuất các sản phẩm tại Việt Nam, từ đó giúp doanh nghiệp tăng quy mô, hạ giá thành, cạnh tranh với các sản phẩm nhập khẩu.

Khó khăn về nhân lực, năng lực và liên kết

Theo Bộ Công Thương, một cái khó nữa là lĩnh vực sản xuất của các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước khá giống nhau, cả về trình độ, quy mô, công nghệ và sản phẩm. Phần lớn các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, chưa đủ năng lực đầu tư, hấp thụ và đổi mới công nghệ sản xuất.

Các doanh nghiệp chế biến, chế tạo và công nghiệp hỗ trợ còn gặp khó khăn trong việc tuyển dụng lao động đáp ứng các yêu cầu của doanh nghiệp, đặc biệt là lao động tay nghề cao. Trình độ của đội ngũ quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam còn hạn chế, trong khi đây là nhân tố quyết định đường lối, chiến lược kinh doanh và cách thức vận hành doanh nghiệp, khả năng chấp nhận rủi ro để thực thi các điều chỉnh, cải cách thông qua đầu tư, đổi mới công nghệ, cách thức quản lý...

Bên cạnh đó, sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài còn lỏng lẻo, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ chưa phong phú về chủng loại, kiểu dáng và mẫu mã, chất lượng sản phẩm còn thấp, giá thành cao…

 
 
co khi Viet Nam anh 3
co khi Viet Nam anh 3

Hiện nay, một số ngành công nghiệp có thế mạnh của Việt Nam hầu như chưa có công nghiệp hỗ trợ đi kèm.

Hiện nay, một số ngành công nghiệp có thế mạnh của Việt Nam như điện tử, dệt may, da giày, lắp ráp ôtô, xe máy… hầu như chưa có công nghiệp hỗ trợ đi kèm, nên phải phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu, khiến sản xuất còn manh mún, bị động, chi phí cao.

Nguyên phụ liệu trong nước chỉ có cụm ở các doanh nghiệp FDI, còn doanh nghiệp trong nước chưa đáp ứng được chất lượng cho các đơn hàng xuất khẩu. Các doanh nghiệp cung cấp linh kiện, bán sản phẩm hiện nay chủ yếu là các doanh nghiệp Nhật Bản, Hàn Quốc đang đầu tư vào Việt Nam, tiếp theo là các doanh nghiệp Đài Loan (Trung Quốc), cuối cùng mới là các doanh nghiệp Việt Nam với tỷ trọng thấp. “Điều này dẫn đến giá trị gia tăng của sản phẩm công nghiệp Việt Nam thấp, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong các ngành này hạn chế…”, Bộ Công Thương đánh giá.

Theo các chuyên gia, Việt Nam cần lựa chọn chiến lược phát triển với cơ cấu sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thích hợp với trình độ phát triển của quốc gia trong từng giai đoạn.

 
 
co khi Viet Nam anh 4
co khi Viet Nam anh 4

Thaco Industries đã phát triển tổ hợp công nghiệp hỗ trợ ở Chu Lai, đáp ứng nội địa hóa là 17-42% đối với một số dòng xe. Ảnh: Việt Linh.

Theo đó, công nghiệp hỗ trợ cho ngành ôtô thường thu hút số lượng lớn các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Từ đặc điểm này cho thấy, Chính phủ nếu có chính sách và chiến lược phát triển hợp lý sẽ khuyến khích các doanh nghiệp này tham gia vào mạng sản xuất của các công ty ôtô lớn trên thế giới để từ đó tiếp nhận và thực hiện chuyển giao công nghệ nước ngoài, từng bước tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tại Việt Nam cũng đã có những doanh nghiệp tiên phong phát triển công nghiệp hỗ trợ như Công ty Tập đoàn Công nghiệp Trường Hải - Thaco Industries (Tập đoàn thành viên của Thaco) tại Khu công nghiệp Thaco Chu Lai, Quảng Nam.

Doanh nghiệp này đã phát triển tổ hợp công nghiệp hỗ trợ ở Chu Lai, đáp ứng nội địa hóa là 17-42% đối với một số dòng xe Kia, Mazda, Peugeot… Đồng thời, doanh nghiệp này cũng tạo công ăn việc làm ổn định cho hàng nghìn lao động, đóng góp phát triển kinh tế - xã hội tại Quảng Nam và cả nước.

Trần Nguyễn (tin từ trang zingnews https://zingnews.vn/cai-kho-cua-cong-nghiep-ho-tro-viet-nam-post1441503.html )

Các tin khác

Câu chuyện bên lề Bạn không thể lựa chọn thang máy để đi, nhưng bạn có thể lựa chọn cách hành xử trong thang máy

Câu chuyện bên lề Bạn không thể lựa chọn thang máy để đi, nhưng bạn có thể lựa chọn cách hành xử trong thang máy

Có quá nhiều thứ tính cách được bộc lộ với một người đi thang máy: sự kiên nhẫn chờ đợi, xếp hàng, việc bạn có biết nhường nhịn hay luôn kèn cựa. Đáng buồn thay, người ta toàn vạch áo cho người xem lưng khi đi thang máy - những tấm lưng trần trụi và xấu xí.

Xem thêm
Thông tin cần biết về chứng nhận hợp quy cho thang máy

Thông tin cần biết về chứng nhận hợp quy cho thang máy

(VietQ.vn) - Thang máy sản xuất trong nước, nhập khẩu trước khi đưa ra thị trường phải được chứng nhận phù hợp với QCVN 02:2019/BLĐTBXH.

Xem thêm
Vấn nạn thang máy hết hạn kiểm định làm sao đảm bảo an toàn

Vấn nạn thang máy hết hạn kiểm định làm sao đảm bảo an toàn

TCTM – Hơn 5000 thang máy tại bang Bắc Carolina (Hoa Kỳ) hết hạn kiểm định, thậm chí thang máy tại tòa nhà Bộ Lao động ở trung tâm thành phố Raleigh đã không được kiểm định kể từ tháng 2 năm ngoái. Liệu tình trạng tại Việt Nam ra sao?

Xem thêm
Hội thảo Thông tin Thang máy Quốc tế PALEA

Hội thảo Thông tin Thang máy Quốc tế PALEA

TCTM – Sáng ngày 5/10, tại Hà Nội, đã diễn ra Hội thảo Thông tin Thang máy Quốc tế PALEA/VNEA do Hiệp hội Thang máy, Thang cuốn Châu Á – Thái Bình Dương (PALEA) tổ chức; Hiệp hội Thang máy Việt Nam (VNEA) là đơn vị chủ nhà đăng cai hội thảo. Đây là lần đầu tiên Việt Nam có đại diện – VNEA, đứng ra đăng cai tổ chức hội thảo quốc tế về thang máy.

Xem thêm
Báo Công Thương Thị trường thang máy thuộc về ai

Báo Công Thương Thị trường thang máy thuộc về ai

Với mức tăng trưởng trên 8%/năm, thị trường thang máy là "miếng bánh" không chỉ doanh nghiệp nước ngoài mà ngay chính doanh nghiệp Việt cũng muốn chiếm lĩnh.

Xem thêm
Mua thang máy nhưng bên bán không cung cấp pass code để bảo hành phải làm sao

Mua thang máy nhưng bên bán không cung cấp pass code để bảo hành phải làm sao

Hết hợp đồng bảo hành, do thấy dịch vụ của công ty bán thang máy không tốt nên tôi chuyển sang dùng dịch vụ bảo dưỡng của công ty khác. Lúc này mới phát hiện công ty bán thang máy có cài pass code.

Xem thêm
Quyết tâm tìm lại nhịp tăng trưởng

Quyết tâm tìm lại nhịp tăng trưởng

Năm 2023 chính phủ đã triển khai nhiều giải pháp quyết liệt để thúc đẩy tăng trưởng. Tuy nhiên, với độ trễ của các chính sách, đặc biệt kinh nghiệm cho thấy ngành thang máy luôn là ngành có độ trễ khá lớn, dự kiến 2024 vẫn còn rất thách thức với doanh nghiệp sản xuất thang máy.
Mặc dù gặp không ít khó khăn do tình hình thị trường Bất Động Sản và Xây Dựng phục hồi rất chậm, Thang máy Thiên Nam nỗ lực từng bước tìm lại đà tăng trưởng. Trải qua những biến động, thách thức lớn, chất lượng và uy tín của Thiên Nam với nhà thầu, chủ đầu tư càng được khẳng định, xứng đáng trở thành đối tác đồng hành lâu dài cho khách hàng sử dụng các sản phẩm và dịch vụ thang máy của chúng tôi.
Tham khảo chia sẻ của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân về môi trường kinh doanh giai đoạn 2023 - 2024.

Xem thêm
Bệ phóng nào cho doanh nghiệp thang máy Việt

Bệ phóng nào cho doanh nghiệp thang máy Việt

TCTM – Với sứ mệnh gắn kết doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển ngành thang máy bền vững, văn minh, hội nhập quốc tế, Hiệp hội Thang máy Việt Nam đã có những hoạt động thiết thực, khẳng định là cánh tay nối dài giúp cơ quan nhà nước và cũng là cầu nối gắn kết cộng đồng doanh nghiệp.

Xem thêm
Hành trình gắn kết ngành thang máy Việt

Hành trình gắn kết ngành thang máy Việt

Nhân dịp kỷ niệm 3 năm ngày thành lập Hiệp hội Thang máy Việt Nam – VNEA (20/8/2021 – 20/8/2023), Tạp chí Thang máy đã có buổi trò chuyện, chia sẻ với Chủ tịch VNEA Nguyễn Hải Đức xung quanh hành trình ra đời, phát triển của Hiệp hội và sứ mệnh gắn kết doanh nghiệp Việt của VNEA.

Xem thêm

CÔNG TY CP THANG MÁY THIÊN NAM

1/8C Hoàng Việt, Phường 4 , Quận Tân Bình, Hồ Chí Minh

Tel: (84.028) 5449 0210 - Fax: (84.028) 5449 0208 - Email: info@tne.vn

Hotline tư vấn lắp đặt: 1900 6961 (từ 6h - 22h)

Hotline bảo trì sữa chữa: 1900 2034 (phục vụ 24/24)

Giấy phép ĐKKD: 0300908346 do Sở KHĐT TP.HCM cấp ngày 09/06/200. 

                  

Đăng ký nhận báo giá

1900 69 61

https://zalo.me/0903814354